Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2008

HANOI PHO
























































Hà Nội trước trận lụt lịch sử ba ngày . Ảnh chụp lúc đi dạo HN .

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2008

hop lop 22 maydien




Ra HaNoi mùa này thời tiết thật đẹp ,họp lớp 22 máy điện tuy chưa được một nửa sĩ số lớp mà vẫn vui như tết
chuyện học hành cách đây 27 năm lại được mang ra sào sáo mà vẫn tranh nhau kể ,ai cũng biết nhưng vẫn muốn nghe bạn nhắc lại .Năm nay bạn ít tuổi nhất đã 49 bạn lớn nhất về hưu đã 2 năm ,càng bồi hồi mong ngày họp lớp sang năm các bạn đến đủ .Tuy ở Vũng Tàu nhưng mình chưa vắng mặt bao giờ ,chắc tại mình ở xa nên càng nhớ các bạn và nhớ HN nhiều hơn.

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2008

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2008

longhai



Long Hai ngay không mua

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2008

Ô ĐÔNG MÁC

Ô Đống Mác (trích đăng)

(ANTĐ) - Ô Đống Mác ở cuối phố Lò Đúc, về phía Lương Yên, gần giáp sông Hồng... ở vào phía đông nam Hà Nội. Cửa ô này còn tên là Thanh Lãng, vào nửa cuối thế kỷ thứ 19, lại đổi là cửa ô Lãng Yên... Xa hơn nữa, thời chúa Trịnh Sâm, (thế kỷ 18) có tên là ô Ông Mạc. Sang thế kỷ 20, dân quen gọi là ô Đống Mác.

Ô Đống Mác cách ô Cầu Dền không xa... Cửa ô này là nơi có thể đến bằng đường bộ lẫn đường thủy vào thành Thăng Long, nên thường có quân lính canh gác khá nghiêm ngặt.

Trong Thượng kinh ký sự, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nhân lúc chờ chúa Trịnh lâu chưa gọi, ông xin với quan chánh Đường Hoàng Đình Bảo về Cẩm Giàng, thăm quê ông, đi theo đường từ bến Thanh Trì để sang sông, phía Bát Tràng về Hải Dương, có ghi lại như sau:

“Ngày 10-9, từ sáng tinh mơ còn trăng, tôi đi ra cửa ô Ông Mạc, cửa thành chưa mở, lính canh thấy có thẻ “Hành quân phù” (thẻ cấp cho đi đường của Phủ Chúa - NVP) mới mở cho đi”.

Như vậy các cửa ô xưa, liền với các thành đất, vành đai ngoài cùng, đều được canh gác, xét hỏi người qua lại khá cẩn mật.

Từ cửa ô này, còn có một nơi, quân nhà Trịnh phò vua Lê xưa, đã bắc cầu qua sông, tiến đánh nhà Mạc, được gọi là bến Ông Mạc. “Đại Việt sử ký toàn thư”, (NXB Văn hóa thông tin, 2004) chép: “Tháng 11, đại xá, đổi niên hiệu, lấy năm ấy là Hoàng Định năm thứ nhất (Lê Kính Tông) - làm cầu phao qua sông Cái ở bến Ông Mạc (trang 760, tập 2).

Đất Ông Mạc, bao gồm mấy làng Lương Yên - Lãng Yên xưa, (đất phố Lê Quý Đôn và Lương Yên ngày nay). Nơi đây là một gò đất cao. Bia chùa Thanh Nhàn dựng năm 1767 (Cảnh Hưng thứ 28) có đoạn ghi: Chùa tọa lạc ở Kinh đô, xứ đồng Ông Mạc có một gò đất từ xưa vẫn coi là một ngọn núi...”.

Quần thư tham khảo của Phạm Đình Hổ, có một dòng nói về từ Ông Mạc như sau: “Ông (tức Mạc Đĩnh Chi - NVP), làm quan trong triều, nhà riêng ở Nam Xá (có lẽ là Cơ Xá Nam) thành Đại La, tục gọi là Dinh Ông Mạc”.

Bởi có dinh quan Trạng Nguyên nổi tiếng đời Trần là Mạc Đĩnh Chi nên đồng đất và cửa ô ở đây gọi là ô Ông Mạc chăng? Đó cũng chỉ là lời phỏng đoán...

Nhà nghiên cứu Hoàng Đạo Thúy thì khẳng định điều này. Trong cuốn “Người và cảnh Hà Nội”, ông viết: “Đường dọc thứ hai của vùng này là phố Lò Đúc, đi từ phố Phan Chu Trinh đến cửa ô Đống Mác.

Xưa kia phố này có nhiều lò đúc đồng, sau chuyển lên Ngũ Xá. Người ta kể là tên Đống Mác từ tên là Mạc Đĩnh Chi mà ra, vì Ông Mạc có nhà riêng ở đây!” (trang 68). Chắc là cụ Thúy có đọc sách của Phạm Đình Hổ.

Dân gian còn cho tên ô Đống Mác là do từ thời quân Tây Sơn kéo ra Bắc, tiến đánh cửa ô này, giáo mác vứt lại thành đống. Từ đó, nơi đây có tên là ô Đống Mác.

Cửa ô Đống Mác đã mất hết hình tích cũ. Giờ qua đấy chỉ thấy phố, nhà mới san sát, đã thuộc đất nội thành quận Hai Bà Trưng... Cửa ô và thành đất đều đã xa từ lâu. Nhà cửa, hàng quán tấp nập đâu còn xứ đồng, cửa ô, trạm gác của lính triều đình xưa nữa.

Ngô Văn Phú

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2008

vungtau sau bao


nha tho Vung tau sau con bao thang 12/2006

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2008

bai tho hay

MAI CHi VỀ

Mai chị về em gởi gì không
Mai chị về nhớ má em hồng.
Đường đi không gió lòng sao lạnh?
Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong.
Quê chị về xa mù dặm xa.
Rừng thu chiều xao xác canh gà.
Hoa rơi khắp lối vương muôn nga?
Ngựa lạc rừng hoang hoa lướt qua.
ĐK: Ngựa chị dừng bên thác trong veo.
Lòng chị buồn khi nắng qua đèo.
Nơi đây lá ràng vướng chân ngựa.
Hươu chạy quay đầu theo ngó theo.
Rừng đêm nhòa bỗng nhớ hoang mang
Ngựa chị dừng bên thác trăng vàng
Sao rơi đáy nước vương chân ngựa
Buồn dâng đôi mi,
buồn dâng đôi mi
Hàn lại hàn.