Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Yêu người Việt
Sắp hết năm Ất Mùi ,năm 2015 . Cứ muốn nói , viết gì đó cho một năm qua .
----------------------------------------------------------
Bốn mươi năm sau chiến tranh kết thúc ( năm 1975 – 2015) , người Việt lại phải cóp nhặt bớt ăn để mua máy bay , mua tên lửa , tàu chiến … Mình nghèo nên cố làm để khỏi nghèo mà vẫn phải lo vì vận nước non luôn bị đe dọa . Người Việt luôn bao dung và thường nói “ bán anh em xa mua láng riềng gần “ giờ phải mua những thứ ấy vì không thể chọn được láng giềng khác và vươn ra thế giới tìm anh em xa đứng về phía mình , Người Việt một lòng giữ toàn vẹn non sông bờ cõi nước Việt. Dù trên thế giới loan ly , khủng bố từ châu Phi , Trung Đông sang châu Âu , châu Mỹ , châu Úc .Có hề gì nếu phải bước vào cuộc chiến bảo vệ đất nước Việt , truyền thống cha ông Việt là vĩnh cửu .
Mình vẫn vừa yêu nước vẫn lo làm giầu , trong hội nhập cả thế giới bạn thù khó đoán . Anh em làm ăn vẫn phải quy ra tiền , người không họ hàng hay họ hàng đều là đối tác thân thiện miễn là cho vay tính lãi, trả lãi sòng phẳng , người Việt bươn trải làm ăn dù có khó khăn chồng chất vẫn là truyền thống Việt .
Mình vẫn yêu nước vẫn lo học hành , cả nền giáo dục loay hoay và hình như không bằng thời trước ( thời trước nữa và thời đạn bom hai miền ) người tài ngày nay xét cho cùng được sinh ra từ thời ấy .Người trẻ ngày nay thông minh hơn nhiều , nhưng so với chung quanh lại không bằng lớp già ngày xưa ,có khả năng kiến quốc kiểu đàn anh với người Thái , Indo , Mã Lai … Người Việt vẫn có một niềm tin sẽ phấn đấu và xoay chuyển dù có thế nào .
Mình vẫn yêu văn hóa nước mình , bốn mươi năm qua văn hóa hai miền , nhiều miền hòa cùng dòng chảy – các tác phẩm văn học cội nguồn về người Việt vẫn hòa đồng trong cũng như ngoài nước , nhiều bản nhạc, cải lương , giọng chèo , hò Huế …. khi vang lên thấy lâng lâng giống ý nhau lạ thường hay ít cũng mang nặng tâm hồn Việt .
Mình vẫn yêu những món ăn nước mình , ví như đi đâu thì món lẩu Nam vẫn tràn ra bắc (MB gọi là canh ) phở Bắc kéo vô Nam , hai miền chia sẻ biết bao nhiêu điều mới lạ, thực đơn trong làng xã ùa ra thị thành đi khắp phương trời , xa quê người Việt mang món ăn chất Việt ra khắp thế giới .Mình không xuất khầu được cá lóc nướng trui , không bán được gỏi cá mè , không ai trên thế giới này giám ăn tiết canh vịt , hay gỏi cá mai hay nem chua Lai Vung …..VVV , Nhưng mình lo khi toàn cầu hóa những món ăn làng xã dần mai một .Đau đáu và Tin rằng chất Việt lại lan tỏa , các món dân dã lại vào nhà hàng thành đặc sản , món xưa không bao giờ mất . Dù có uống Cognac, whitsky 25 năm với trứng cá đen , với xúc xích sông khói hảo hạng ….. thì người Việt vẫn nấu rượu gạo , ăn cỗ theo kiểu Việt , nhâm nhi theo kiểu Việt , trên dưới nhường nhịn kiểu bà gắp cho ông rồi lại gắp cho cháu …như vẫn lời chào cao hơn mâm cỗ hay ăn trông nồi ngồi trông hướng , cúng giỗ tổ tiên …vvv cứ thế truyền nhau trong gia đình từ đời này sang đời khác .
Mình vẫn yêu dáng kiều thiếu nữ xóm đông , dáng trai bánh mật thôn đoài chả nơi nào trên trái đất giống được . Chân dài dáng mẫu vẫn cố theo thế giới và chẳng bao giờ bằng họ ? chon cả huyện được cô mét bẩy nhưng chân lại to mũi ngắn … Nam mẫu cũng vậy . Bản chất nhân sinh người Viêt ở vùng nhiệt đới gió mùa quanh năm nắng gắt , bão lũ đòi hỏi con người phải nhanh nhẹn,thông minh dáng sắt lại để chống chọi với thiên nhiên và giặc giã . Liên miên bao đời đất mảnh đất hình chữ S đã chon cho con người nơi đây một dáng vóc và trí tuệ mang chất Việt của người Viêt .
Mình vẫn yêu nước và yêu tinh thần thượng võ của người Việt , khi hội nhập thời sau chiến tranh 75 các huy chương giành được khi tham gia Seagames chủ yếu là bắn súng ,vật và đấm đá này nọ …. Nhưng các môn khác không bằng người ta dù đàn anh Việt trước đó một hai chục năm thường coi bóng đá , xe đạp , bóng bàn, cờ vua , bắn súng … là độc quyền của người Việt ở Đông Nam Á .Thời thị trường mấy chục năm thể thao vẫn không có gì đột phá , có chăng các môn thể thao thời thượng du nhập như quần vợt , golf…. nhiều người đam mê . Nhưng đam mê không thôi khó mà thành tài ( chuyên nghiệp ) để cạnh tranh , giải mở ra chỉ tặng cho người nước ngoài đến nhận giải- có tiền thưởng cỡ triệu đô,bằng hàng vạn lần mấy em đoạt giải thể thao Phù đổng trong nước . Cũng chạnh lòng khi người nhận giải không phải là người “ tây” mà là người Thái ,Sing ,In Đô ...và bắt đầu có Lào ,Campuchia ….người Việt biết , ai cũng biết cũng ngậm " ô mai xấu hổ " ,biết xấu hổ để phải cố gắng làm lại thôi .
Ngày nay cũng đủ hàng hiệu , mỹ phẩm cao cấp , hàng hóa thế giới ào vào …. Có thích có choáng nhưng người Việt vẫn hiểu một điều cái mình không làm ra thì không phải của mình - dù có tiền để mua, có chăng chỉ là học tập và tự hỏi tại sao như vậy ? có quá chăng khi những tấm áo lụa Hà Đông , lụa tơ tằm , vải đũi …đem so bì với cái quần jin rách gối hay cái áo phông toàn chữ …. không hùa theo , chọn lọc để học hỏi để vươn lên bằng trí tuệ Việt .
Có đọc đâu đó khi khách phương tây hỏi anh hướng dẫn du lịch rằng : sao Việt Nam oai hùng , con người nhân hậu , thông minh mà không có đền đài lăng tẩm to như Trung hoa hay đền Angko của Campuchia và kinh đô ở Luông Pha Băng của Lào … anh hướng dẫn du lịch trả lời : Người Việt Nam bao đời chinh phạt chống ngoại sâm , sau thành công các triều đại chỉ an dân , không cho phép xây lăng tẩm và đền chùa miếu mạo quá sức của sức dân .. ví như đời vua Tự Đức có cho xây lăng mộ hoành tráng cho mình khi còn sống , đi ngược lại truyền thống yên dân nên có câu :
Vạn Niên là Vạn Niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân.
Quan Dân cũng là dân , người Việt không thích hay không bằng lòng khi biết để có Vạn Lý Trường Thành Hay đền Ăng ko , Luông Pha Băng …sẽ phải đổi bằng hàng triệu dân chết cho cộng trình ấy , máu và xác người Việt không rẻ như vậy. Điều đó phần nào giải thích chùa triền , lăng tẩm , đền đài ở Việt Nam không thiếu nhưng quy mô không to lớn hoành trắng ..chỉ có ý nghĩa và tầm vóc nhân văn thì cực kỳ vĩ đại .
Ngày nay Việt Nam yên lành , người Việt vẫn cần mẫn lao động tuy năng suất lao động còn thấp nhưng niềm tin của người Việt thì không bao giờ khuất phục nghèo đói , xâm lăng của ngoại bang . Tự do và lòng kiêu hãnh là bản chất của người Việt , chúng ta sẽ thành công .
Lan man cuối năm 2015
MÙA CÁ MAI
Anh ngư dân trong mắt dân thị thành , trong phim ảnh văn học là chàng trai khỏe mạnh nước da bánh mật , đứng chân chèo trên mạn thuyền băng băng ra biển khơi đánh cá …..
Đoạn clip quay tại Bãi Trước Vũng Tàu mô tả một buổi sáng thu hoạch cá mai , sau một đêm giăng lưới gần bờ của ngư dân với hàng trăm con thuyền nhỏ đánh bắt gần bờ .Các ngư dân ở đây phần lớn đủ ăn không nói là nghèo nên trông khắc khổ , sạm nắng ít thấy dáng vóc to khỏe của dân thuyền chài biểnkhơi . Họ không có tiềm lực sắm thuyền lớn đánh bắt dài ngày nên chỉ loanh quanh gần bờ bằng thuyền nhỏ , vừa đỡ tốn nhiên liệu và không mất nhiều công vận chuyển thành quả khi thuyền cập bến Bãi Trước .
Mùa cá mai thường bắt đầu từ tháng 10 âm lịch và kéo dài khoảng hơn một tháng . Ngư dân dùng thuyền nhỏ có ba hay bốn người tham gia đánh bắt . Thuyền ra khơi từ đêm và thả lưới có mắt lưới nhỏ, dài chừng 100m-150 m rộng cỡ 2,5 -3m để bắt cá mai ( cá mai trắng trong như cá cơm nhưng to hơn -cỡ ngón tay). Sáng ra mỗi thuyền kéo và thu lưới về thuyền cùng cá mắc lưới và chạy vào bờ . sau khi cặp bờ thả neo các ngư dân thả tấm bạt chừng 10m2 và chuyển toàn bộ lưới có cá nằm trên bạt và kéo vào bờ cát , rũ lưới thu cá .Việc này có vợ con , người nhà giúp sức và bán cá cho người thu mua tại bãi trước .
Nhìn cảnh thu rũ lưới thu hoạch cá thật đông vui nhộn nhịp , bức tranh toàn cảnh rất đẹp nhưng có biết rằng bao mồ hôi công sức bỏ ra mà thành quả có là bao , nông ngư nghèo nên họ vẫn vui và cười rạng ngời khi có người mua cá .Ước tính mỗi thuyền về sau một đêm thu được 50kg-70 kg cá mai , giá sỉ 30 nghìn/kg cá , trung bình mỗi thuyền thu được 1,5 triệu VND , trừ xăng nhớt khấu hao còn khoảng 1,3 triệu VND chia cho các ngư thuyền và người phụ trên bờ mỗi người được 250 nghìn VND . Mùa cá mai chỉ thoảng qua một tháng nên cũng là nguồn thu khá cho ngư dân nghèo ở Vũng Tàu .Họ là những người thuyền chài lao động chân chính làm ra con cá nhưng họ không bao giờ có mặt ở các nhà hàng hải sản có món “gỏi cá mai” nổi tiếng Vũng Tàu . So sánh thu nhập của những ngư dân này với dân dầu khí thì thật khập khiễng , nhưng cũng nên so với những công chức làm gián tiếp khi biên chế phình to . Họ được ăn theo từng tấn dầu khai thác , lương cao bằng bốn năm anh thuyền chài đánh bắt gần bờ . Trong số họ công việc phải chia nhau ( không có nhiều việc - vì thừa biên chế) và thời gian cứ thế trôi qua cứ thế lĩnh lương cho bao nhiêu năm lao động nhàn dỗi,hay chẳng làm gì. .Một góc của Vũng Tàu còn nhiều người lao động quần quật mà vẫn nghèo, bao nhiêu người giầu giả cho một đất nước nghèo thật .
Bãi Trước một ngày cuối tháng 11.2015


Bố tôi (tiếp theo - II )
-------------------------
Khi tôi học lớp 5 ( 1965 -1966 ) thời kỳ Mỹ ném bom miền Bắc và thủ đô Hà Nội ngày càng ác liệt . Mấy anh em tôi đi sơ tán khỏi HN theo trại trẻ của trường ĐHBK Hà Nội – vì bố mẹ là cán bộ viên chức của trường DHBK .Trại trẻ gồm lớp mẫu giáo và cấp I, Cấp II và cấp III – hệ 10 năm, tất cả đều là con em của cán bộ công nhân viên nhà trường , lên sơ tán trú ở làng Tràng , xã Việt Tiến , Việt Yên … Hà Bắc lúc bấy giờ. Bốn anh em tôi : anh trên tôi học lớp 8 nên ở làng Hà cùng xã cách chỗ tôi ở 4km để đi học cho tiện – ở huyện mới có trường cấp III . Còn lại ba anh em : tôi học lớp 5 , em gái học lớp 3 , thằng út lớp mẫu giáo , sống cùng một thôn nhưng phân làm ba nơi theo lứa tuổi, ăn uống theo nhà ăn tập thể của trại . Hàng ngày cố gắng lắm ba anh em mới nhìn thấy nhau một lần . Nơi sơ tán mùa đông thì lạnh thấu xương , mùa hè thì nóng nực và không có điện . Nhưng chúng tôi thích nghi rất nhanh , ngoài giờ học theo trẻ làng đi chăn trâu , mò cua bắt cá ….tắm ao mương ầm ầm . Ngày tháng cứ trôi qua bình yên như vậy,chúng tôi có nhiều bạn quê và một tình yêu nông thôn theo suốt chúng tôi những năm sau này. Anh hiên – anh cả trong năm anh em ( là công nhân nhà máy thủy điện Uông Bí ) , năm đó cứ bảo tao sẽ lên thăm chúng mày , xem sống ở quê thế nào … rồi chẳng bao giờ thăm , anh đi bộ đội năm đó và hy sinh 1969 ở Quảng Bình , anh là lính pháo cao xạ .
Chiến tranh ngày càng ác liệt trên cả nước , tuần nào không mợ thì cậu ( trong gia đình chúng tôi gọi bố mẹ bằng cậu mợ ) vẫn lên thăm mấy anh em và mang theo ít thực phẩm còm cõi – muối vừng , sườn băm muối riềng , ít đường cát và kẹo Hải Châu chảy nước … . Lần ấy ném bom ác liệt nên ba tuần ông mới lên thăm – đạp xe gần 60 km . Ông không nói nhiều chỉ bảo sau này có khi hàng tháng hay hai tháng mới lên gặp các con . Rồi ông nói thêm rằng nếu vài tháng không thấy ông lên thì thằng lớn phải về HN tìm bố mẹ … xem còn sống không . Nghĩ lại mà thương ông khôn nguôi , điều đó không xẩy ra , nhưng ông là tất cả những gì thiêng liêng nhất của nhiều người bố Việt Nam lúc ấy , vừa làm việc vừa tham gia chiến đấu vừa chăm lo cho đàn con sống xa nhà .
Có lần trong thời gian bom đạn ác liệt suốt theo quốc lộ 1, từ Hà Nội đến Lạng Sơn ( chỗ anh em ở cách HN 55 km theo QL I cách ga Sen Hồ 8 km ) , ông lên lên thăm và chỉ gặp tôi và em Hà (Anh Tiến học Xa , em Dũng mẫu giáo ..) ông chở hai anh em trên chiếc xe đạp cũ , kẽo kẹt rồi cũng đến một chỗ có gà luộc và bánh đa khô trần thay phở . Ông bảo chỗ này còn cách thị trấn Thắng 6km , cách huyện lị Hiệp hòa 15 km mà thời đánh Pháp ông từng qua đây . Nay quán bánh đa khô gà luộc vẫn còn nhưng người bán đã khác xưa , ông không ăn bần thần nhìn hai con ăn như cách nay 15 năm trước ông đã ở đây rồi chút nữa lại chia tay , em gái lại thút thít còn tôi cố nén lòng nhìn bóng ông khuất dần trên chiếc xe đạp … Sau này cuối thập niên 90 tôi cũng tìm lại nơi này và cũng cố suy tưởng sao cho giống ông … Rồi cuộc sống dư giả cỗ bàn ngày nay , thỉnh thoảng nhà vẫn ăn cơm nắm muối vừng , món bánh đa khô gà luộc thời sơ tán thấy ngon mà nước mắt cứ chực rơi, ông ạ.
Cuối năm 1965 . Đêm ấy ra ga Sen Hồ , tàu và ga tan hoang do máy bay Mỹ thả bom , trong khói bom ông đạp một mạch về Hà nội để kịp tổ chức sơ tán cho cả thầy và sinh viên lên Lạng Sơn tránh bom đạn
Cho đến tận sau này , năm 1968 khi tổng thống Giôn Sơn ngừng ném bom miền bắc tạm thời , Ông chuyển tôi về học tại trường cấp III Yên Hòa , Cầu Giấy, Hà Nội. Ông mới kể rằng hôm máy bay thả bom ở ga Sen Hồ Hà Bắc ông không sợ , ông chỉ sợ mình có mệnh hệ gì thì các con và tổ chức nhà trường sẽ không biết ông bị bom vùi mất xác ở đây . Ông bảo hôm ấy ông lên thăm các con mà không xin phép tổ chức , vì mấy ngày sau phải sơ tán lên Lạng Sơn và bố con loạn ly khi nào gặp , hay sống chết thế nào ? nên ông đạp xe trong đêm lên thăm các con . Ông ơi , khi chưa 40 tuổi ông đã làm bao nhiêu điều cho xã hội và gia đình , cho chúng con . Chúng con nhớ ông .
Tháng cuối năm 2015 .


BỐ TÔi ( tiếp)
Khị ông mất vì bạo bệnh gia đình và con cháu càng thương yêu ông ,lúc ông biết bệnh tình của mình, ông cười và bảo : ông cố sống thêm một năm nữa thôi ông sẽ có huy hiệu 70 năm tuổi Đảng . Nghĩ mà đau sót đến tận cùng vì khi đưa ông đến bênh viện thống nhất , người ta chỉ trọng người có chức vụ để ưu tiên( và người có nhiều tiền khám chữa dịch vụ ) còn người có gần 70 tuổi Đảng không có trong quy định của bệnh viện lại nghỉ hưu cách nay 25 năm rồi . Họ đâu biết rằng có gần 70 tuổi Đảng của người 90 tuổi như ông ở cả đất nước này lúc ấy số người còn sống chì đếm trên đầu ngón tay ( ông nguyên bí thư đảng ủy , phó giám đốc sở thương nghiệp Vũng Tàu-chức vụ lúc nghỉ hưu năm 1990, huy hiệu 65 năm tuổi Đảng ). Ông nằm ở hành lang bệnh viện một ngày giời trong đau đớn vì bệnh tật , nóng nực như người dưng bị đầy ải , con cái nhìn ông phát khóc khi ông bảo tao không khám nữa mang tao về nhà - ông muốn về nhà mình , cõi riêng của ông , niềm hanh phúc ở nhà mình có vợ con cháu chắt chăm nom .Bằng tất những gì gia đình và con cháu có thể làm được để chạy chữa cho ông , gia đình không tiếc công sức , tiền bạc ,các mối quan hệ …. Kết quả là : cũng mổ , cũng hồi sức đặc biệt rồi hôm 28 tết bệnh viện như muốn ông về ăn tết … để thôi trách nhiệm để kết thúc một đời người , vì bệnh của ông là ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối .Biết như vậy thì gia đình sẽ không đưa ông đến bệnh viện , như đầy đọa ông , làm ông đau đớn nhiều hơn , nghĩ lại mà ân hận khôn nguôi …
Đám tang ông ( ông mất ngày 24 tháng giêng ất mùi tức 14 tháng 3 năm 2015 ) tỉnh ủy Bà Rịa Vũng Tàu đứng ra tổ chức và cử một tỉnh ủy viên soạn và đọc điếu văn tiễn ông . Gia đình bè bạn của ông biết ơn và ấm lòng ,cứ tâm niệm dù sao vùng đất ông chọn sống cuối đời , người Vũng Tàu vẫn tình nghĩa và tôn vinh ông .
45 năm ngày thành lập trường ĐH Bách khoa HN , ban giám hiệu nhà trường trước đó 3 tháng đã cử người liên hệ với ông để viết hồi ký về trường DHBK và mời ông ra Hà Nội dự lễ . Qua hồi ký ông viết ( con có nhờ anh bạn nhà báo ghi chép và biên soạn trước khi gửi về DHBK ), con mới biết sau khi tham gia chiến dịch Điện Biên phủ 1954 , tập huấn môt hai năm và 1956 ông chuyển ngành về trường DHBK cùng Ông Hoàng Xuân Tùy (sau này là thứ trưởng bộ đại học ) cùng nhiểu người khác bắt tay xây dựng trường DHBK từ những ngày đầu và tổ chức tuyển sinh khóa đầu tiên của nhà trường . Đọc hồi ký của ông con mới biết chưa bao giờ ông kể hay tiết lộ với ai những gì ông trải qua và làm nên . Có những lúc ông xuống đến tận cùng của sự đối sử với một người có lý lịch xuất thân là tầng lớp địa chủ , là tiểu tư sản sau mỗi lần kiểm điểm trong Đảng . Năm 1970 nhà trường thôi cho ông giảng dậy lúc đó ông là tổ trưởng bộ môn chính trị kinh tế thuộc bộ môn Mác- Lê Nin của nhà trường , điều ông về làm trưởng ban quản lý đời sống của nhà trường , nghĩa là ông phải quản lý một trại nuôi lợn và quản lý các nhà ăn cho sinh viên nhà trường . Cũng từ đây một mô hình các nhà ăn tập thể cho sinh viên do ông khởi sướng thành công mỹ mãn , khiến các trường DH ở miền Bắc lúc bấy giờ đến tham quan và học tập mô hình , cũng từ đây bộ nội thương đề nghị ông sang công tác ở bộ và trực tiếp tham gia xây dựng cải tiến ngành ăn uống và dịch vụ của thành phố Hà Nội .Phải xa nhà trường , ông kể lại cũng lưu luyến và dằn vặt . ngày ông đi khỏi trường nhiều sinh viên thời ông dậy đến tiễn thày , có nhiều người ông đào tạo sau trở thành nòng cốt của bộ môn chính trị kinh tế và lãnh đạo khoa ban nhà trường ( ví như bà vẫn gọi là chú Nginh chú Vấn – vì sau này hai chú vẫn qua lại nhà )
Giải phóng miền Nam 1975 ông lại là người của bộ nội thương vào công tác Sài Gòn , tham gia xây dựng một nền thương nghiệp XHCN theo yêu cầu của bộ nôi thương lúc bấy giờ . Cả cuộc đời cho đến khi nằm xuống ông là một công dân tốt của đất nước VN , là một chiến sĩ cách mạng có huy hiệu 65 năm tuổi Đảng , là một công chức mẫn cán không nản lòng , không kêu ca dù bất cứ làm việc gì . Được ông nuôi dậy chúng con trưởng thành và có đầy đủ những gì ông muốn để lo cho ông và ông sống sung sướng 25 năm sau này khi nghỉ hưu . Ông vẫn nói trong bữa ăn có cả gia đình : nhiều người hơn ông nhưng không hạnh phúc bằng ông . ông ơi .chúng con nhớ ông .
VT ngày 11.11.2015.
BỐ TÔI
Hôm qua bà Cường từ Mỹ về đến nhà thắp hương cho ông ngay , cũng bùi ngùi vì tình cảm của bà nay cũng đã 87 tuổi đối với ông mình .
Đầu những năm 80 ông thân phận một mình vào Vũng Tầu , do thời cuộc ông bỏ lại đằng sau một Hà Nội phồn hoa , một gia đình yên ấm vào đất lạ mưu sinh . Những người như bà Cường (người Hải Phòng) đã giúp ông ở thời khắc khó khăn nhất . Ngày hôm nay bà nội và bà Cường lên Chùa Vĩnh Nghiêm ở Núi lớn thăm ông ,nắm tro tàn gửi ở chùa của một con người từng là bí thư đầu tiên đoàn thanh niên trường ĐH Bách Khoa HN (1956) là bí thư chi bộ đầu tiên của chi bộ cán bộ giảng dậy , là người của bộ môn Mác Lê, dậy chủ nghĩa Mác –Lê Nin từ những ngày đầu ở trường ĐHBK ( lúc đó địa chỉ là Đông Dương học xá ).Năm 1965 ông lại tái ngũ tham gia quân đội một lần nữa ,rồi lại quay về DHBK dậy ở khoa kĩ sư kinh tế … Sắp giỗ đầu ông , gia đình bè bạn và con cháu luôn tự hào về ông và luôn ấm lòng vì 25 năm ông nghỉ hưu con cháu phụng dưỡng ông ,bạn bè qua lại làm ông vui và thọ gần 90 tuổi . Thành phố HCM nhớ đến ông là chuyên viên cao cấp của bộ nôi thương vào thành phố xây dựng một nền thương nghiệp XNCH lúc bấy giờ sau giải phóng . Vũng Tàu nhớ đến ông là người đặt nền móng cho sở thương nghiệp VT lúc non trẻ , chợ mới VT là nơi ông di rời từ chợ cũ nhiều tiểu thương vẫn nhớ ông (nhiều doanh nghiệp vẫn coi ông là ân nhân ....và đến thăm bà ngày dằm hàng tháng )
Hôm nay chắc ông ấm lòng vì bà nội và bà Cường đến thăm ông , ông cũng sẽ vui vì con và nhà chùa Vĩnh Nghiêm vừa sửa sang lại cái am cho thật đẹp như ông luôn thích đẹp lúc sinh thời . Con chỉ chút lo lắng và mong ông phù hộ cho Bà nội , con thấy nhói lòng vì những bước chân nặng nhọc của bà nội ( không nhanh nhẹn như bà Cường ) bà thở nhanh khi về đến nhà . Con cứ mong bà Nội súc động vì nhớ ông nên cơn mệt sẽ qua mau , bà vẫn khỏe ông nhỉ . Con nhớ ông .
VT 10.11.2015
(Viết sau mười ngày sinh nhật,lần đầu tiên không có lời chúc của ông )