Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016



VŨNG TẦU MẾN YÊU
         

 Nhiều người lứa tuổi  tôi   sinh ra  ở đầu thập niên 50 của thế kỷ trước ,  lớn lên  những ai được học hành đến nơi đến chốn thì phần lớn là thành phần lý lịch “tiểu tư sản “  ở thành phố hay địa chủ nhỏ  ở nông thôn – nghĩa là có đất tự cấy cày không phải làm thuê . Không nói ra nhưng có gì đó trong sâu thẳm  , bậc cha  chú ít khi  kể về  những năm tháng sống  và làm việc trong xã hội người Pháp quản lý .  như sau năm 54 ở miền Bắc mọi người không thích nói tiếng Pháp mặc dù nói còn rất giỏi , mặc áo nâu sòng áo đại cán , đi dép lốp cao su mà lại  biết thắt cà vạt   giỏi hơn chúng tôi bây giờ hay hắt hơi cũng biết cà phê rang quá lửa , quần áo không là lượt mà vẫn phẳng phiu dù chỉ là bộ cánh cũ rích thời khó khăn    …Theo dòng chảy   lịch sử ,đất nước chia cắt rồi  thống nhất  tôi vẫn rất ấn tượng về lớp tuổi như  bố mẹ tôi , sự hiểu biết về kiến trúc ,  văn hóa  ,  trong đó văn thơ hội họa và âm nhạc  nổi lên khiến một số người bị  ảnh hưởng nhiều mãi sau 1975 mới được công nhận và  phục hồi danh phận . Tiếng pháp đến cuối thập niên chín mươi , các cụ mới có dịp thể hiện khi đất nước mở của và hội nhập trước sự ngỡ ngàng của bao lớp hậu sinh , học tiếng Anh ba cấp mà chẳng nói được như các cụ ,khi trả lời bằng tiếng Pháp với người Pháp .  Sau này  vài chục năm qua đi mọi người mới phần nào nghiệm ra thời kỳ đó  đất nước sinh ra tầng lớp  đàn ông  chỉn chu hào hoa  giỏi giang và tự lập khi còn rất trẻ   , con gái thì đoan trang  nết na nhưng giỏi nội trợ , đẻ nhiều con và dậy dỗ con nên người . Phải chăng đó  tài sản trí tuệ  của các bậc cha chú  đã sinh ra lớp con cháu cùng họ tự vươn lên ,vượt qua  mỹ mãn  các  cuộc trường trinh sau này  .
             Sau 30 năm sống và làm việc ở Vũng Tàu , gọi là thành đạt hay không thì cũng  xin phép mạnh mồm “ tư duy trìu tượng”  chia sẻ với mọi người . Người Pháp  đến VT và chọn chỗ đẹp nhất để xây nhà thờ và các biệt thự nghỉ mát ở Bãi Trước , họ không chọn Bãi Sau  để xây dựng mà chỉ để nguyên sơ làm bãi tắm , bao nhiêu năm về sau thời Hoa Kỳ cũng ứng sử như vậy . Có lẽ họ sợ sóng biển Đông đánh thẳng vào bãi Sau nên để nguyên cắc cồn cát chắn sóng , hay lời nguyền phong thủy gì đây ? còn bãi trước yên ả  chỉ có sóng của của sông Sài  gòn thổi vào  nhè nhẹ  , nếu có sóng  bạc đầu tí chút thì mãi ở mỏm Nghinh Phong . Bây giờ thực tế cảnh quan VT  thế nào thìết nghĩ  không cần nhắc lại . Qua những năm tháng trải nghiệm ở VT   và được đi đây đó mới nhận ra Vũng Tàu giống Đồ Sơn ,  Đà Lạt giống Sa Pa Tam Đảo , nhà thờ lớn Hà Nội cũng tương đồng nhà thờ lớn Sài Gòn rồi nhà thờ Đà lạt Vũng Tàu  …. Và còn nhiều địa danh mà người Pháp khám phá đặt tên đang  tồn tại khắp nơi đến tận bây giờ  . Có lẽ Người Pháp khai thác triệt để cảnh quan , khí hậu , đia chất của Việt Nam mình để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ nghỉ dưỡng của họ  Khi sang  sứ mình , nghĩa là danh lam thắng cảnh , địa danh  du lịch …phần lớn do người Pháp định hình cách nay hàng thế kỷ    . Lan man vậy để xuy nghĩ rằng có chăng Người Anh  ( người Mỹ sau này )  để lại ở vùng đất đó một nền kinh tế phát triển có chất tư bản hơn người Pháp , nghĩa là có con người  học và  hành thực tế hơn người dân quản lý làm kinh tế tốt hơn và khá giả  hơn nơi người Pháp bước chân đến  .
           Vũng Tàu sau 75 vẫn nghèo và hoang sơ , ngư nghiệp và nông nghiệp chỉ tự cung tự cấp cho số dân ít ỏi sinh sống nơi đây  cùng  lượng khách du lịch cũng ít ỏi  .Chỉ khi ngành dầu khí bắt đầu chọn VT làm thủ phủ cho ngành công nghiệp hái ra tiền, Vũng Tàu bắt  đầu thay đổi dưới bàn tay của chính người Việt Nam chúng ta . Sau bao nhiêu năm , kể từ lúc người pháp gọi  vũng Tàu là cap saint jacques rồi thời Mỹ  người ta xây vài khách sạn ở bãi trước ,Vũng Tàu không có cơ sở gì lớn và đặc trưng . Cũng chính vì sự phát triển nghèo nàn chậm chạp  nên vũng đất này còn giữ nguyên cho mình nét đẹp hoang sơ tuyệt vời hiếm có .
          Nhiều người  sau nhiều năm sống  ở VT , mải làm ăn mưu sinh cũng không nhận ra điều này , khi có của ăn của để cộng với sự phát triển thay đổi  của Vũng tầu, mới cảm nhận được mảnh đất ta đang sống và làm việc đẹp và trong lành biết nhường nào . Không phải ai cũng biết Bà Rịa Vũng Tàu là vùng đất linh thiêng có nhiều địa danh mang tên rồng ( Long) : Long Điền, Long Hải , Long Sơn , Long Đất , Long Hương xa hơn cùng ảnh hưởng địa lý còn có Long Thành , Long Phước …VV . Nó gợi trong  bất cứ ai đã từng sống ở Vũng Tàu những suy nghĩ yêu thương đến dằn vặt về vùng đất này , con người bản địa hiền lành quanh năm trồng trọt , chăn nuôi , buôn bán nhỏ và thuyền ghe đánh cá mưu sinh . Họ chăm chỉ đi nhà thờ cầu nguyện cũng như bên lương hương khói ngày dằm mùng một . Thăng trầm hàng nửa thế kỷ khi đất nước thống nhất bao người tứ sứ về đây lập nghiệp , dân số tăng dần mảnh đất này mở lòng đón nhận và chuyển mình phát triển biết bao nhiêu … Nhiều khi sao lòng vì một mùa biển động ghe thuyền đậu giăng Bãi Trước , khách du lịch cuối tuần đông vui thả bộ, ngắm biển  ngắm thuyền ấm lòng trong cái buồn mất ngày biển của ngư dân thuyền  chài. Có sao đâu nếu ghé  xóm Lưới , bến Đình Bến Đá … Đàn bà con trẻ ồn ào nhặt chọn cá để phơi và chế biến còn đàn ông  tranh thủ sửa chữa ngư cụ và giành thời gian tụ tập lai rai , thỉnh thoảng lại rống lên tranh luận hay thả giọng một câu vọng cổ nói về biển khơi .. mặc dù cuộc nhậu xóm thuyền chỉ là rượu đế nhạt vài đĩa khô sặt chấm mắm me … cái ồn ào sôi nổi của xóm thuyền hòa vào mùi cá phơi mùi của biển , mồ hôi của ngư dân tạo nên một cảnh sắc nhiều chiều không ở đâu có được , là tình người  là cần cù , là xóm riềng họ hàng bao đời vẫn vậy  dù thời vận mấy chục năm không làm họ thay đổi nhiều như những người từ nơi khác đến và làm những việc khác họ  nhất là dân dầu khí . Viết như vậy mới thấy rằng bao nhiêu biệt thự đẹp  , nhà phố các kiểu được mọc lên sau này rồi lại phá đi xây lại khi thấy lỗi mốt ( hoặc có nhiều tiền) rồi cũng qua đi ít  ghi lại trong  nỗi nhớ về Vũng Tàu , trong khi xóm thuyền chài vẫn không thay đổi bao nhiêu mặc dù nhà thờ , chùa chiền  ,cổ tự phần lớn là do thứ dân mến yêu  này xây đắp bao đời và đến bây giờ họ văn chăm chút giữ gìn  để mọi người tứ sứ  đến du lịch thăm viếng , thả lòng . Ai lần đầu đến Vũng Tàu chả ghé Thích ca phật đài , niết bàn Tịnh xá , hay linh sơn cổ tự , đình Tam Thắng  … xa hơn là nhà lớn Long Sơn ,dinh cô Long Hải …rồi tượng chúa rang tay ,ngắm nhà thờ VT nhà thờ bến đá….Chẳng gì lung linh hay rung động khi ngắm căn nhà riêng mới xây hay chiếc xe đời mới mới của người chủ nào đó thành đạt mới đổi. Người ta cứ nhớ ngày xưa ngày trước rồi dằn lòng yêu mảnh đất này  , con người bản địa nơi đây .
     Năm tháng qua đi , thành phố hiện đại dần lên cảnh quan đã khác trước nhiều , phố phường quán xá nhà hàng đông vui mà có cảm giác con người ít cười đi và có phần khỉnh khỉnh nhạt nhẽo , ăn mặc cũng sang trọng khệnh khạng ít nhiều .. bọn trẻ mới lớn thì xanh đỏ từ đầu xuống chân , ẻo lẻo tay lướt  smartphone  . Cảnh mới người mới , đôi người cứ thích  đến xóm lưới thuyền chài dù răng bây giờ có nhai được khô sặt đâu , hít hà và rưng rung nghe anh hai thuyền chài ( thế hệ sau) vẫn rống vô tư rồi thả lòng câu hát ngày xưa .
Vũng Tàu ngày cuối năm - Tháng chạp Ất Mùi





Không có nhận xét nào: